Tùy theo chất liệu sản xuất, kết cấu công trình mà mái tôn có nhiều chủng loại, màu sắc và giá thành khác nhau. Mái tôn ngày càng được sử dụng phổ biến trong các gia đình, cũng như các khu công nghiệp, nhà xưởng hiện nay.
Cấu tạo cơ bản của mái tôn
Việc sử dụng mái tôn khá đơn giản, gọn nhẹ và có tính linh hoạt cao hơn so với các vật liệu khác. Vì cấu tạo của mái tôn gồm 3 phần:
- Phần khung.
- Giàn mái và mái tôn.
- Hệ thống trục vít.
– Hệ khung mái tôn
Đây là bộ phận chịu lực lớn nhất trong các công trình nhà xưởng, bao gồm cả sắt hộp và sắt ống. Nếu công trình xây dựng có diện tích và mặt bằng rộng thì khung phải phù hợp và chắc chắn để chịu được bão, lũ, mưa đá cũng như trong các điều kiện môi trường khắc nghiệt.
– Hệ thống vì kèo và mái tôn
Tùy theo diện tích lợp mái tôn, mục đích sử dụng và đặc thù của công trình khác nhau mà hệ thống kèo, mái tôn, mái dốc cũng sẽ có độ lớn tương ứng. Đồng thời, tùy thuộc vào xưởng phục vụ sản xuất các ngành nghề khác nhau mà khách hàng có thể lựa chọn các loại mái tôn có nhiều công năng và mang lại hiệu quả tối đa.
– Hệ thống trục vít
Theo tìm hiểu của các kiến trúc sư, để mái tôn có độ bền cao thì nên ưu tiên chọn loại vít làm bằng inox mạ crom. Chúng vừa có độ cứng cao, vừa có khả năng chống ăn mòn tốt bất chấp điều kiện thời tiết mưa nắng thất thường. Ngoài ra, hệ thống gioăng cao su phải đủ kín để hạn chế nước mưa lọt vào. Hơn nữa, để mái tôn có thể chống chọi được với mưa bão khi tiến hành thi công thì bạn nên sử dụng thêm keo dán.
Phân biệt các loại mái tôn thông dụng và cấu tạo của chúng
Trên thị trường hiện nay, có 4 loại mái tôn phổ biến: tôn cách nhiệt, tôn lợp ngói, tôn lạnh và tôn giả ngói. Cũng như các loại mái tôn khác nhau như mái tôn 1 lớp, mái tôn 3 lớp, mái tôn chống nóng, chống ồn… Việc phân biệt các loại mái tôn này chủ yếu dựa vào về cấu trúc của chúng.
Tổng hợp bởi: https://thanhhieuweb.com