Tại sao mái tôn lại có dạng lượn sóng?
Mái tôn có dạng lượn sóng vì những lý do sau:
- Tôn có cấu tạo và khả năng chịu lực lớn. Vì mái tôn là nơi chịu lực trực tiếp từ gió, mưa… Theo các kỹ sư, mái tôn giúp tăng khả năng chịu lực cho mái tôn hơn rất nhiều so với mái tôn phẳng.
- Kết cấu mái tôn giúp tăng diện tích bề mặt cũng như khả năng tản nhiệt cho mái tôn. Khi gặp nhiệt độ cao, kết cấu lượn sóng của mái tôn sẽ giúp tôn giãn nở tốt, hạn chế tác động vào ốc vít của mái tôn.
Độ dày của tấm lợp là bao nhiêu?
Độ dày của tấm lợp phụ thuộc vào chủng loại và yếu tố kỹ thuật của nhà sản xuất. Mỗi loại tôn với tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau sẽ có độ dày mỏng khác nhau. Độ dày của mái tôn lợp mái được tính bằng đơn vị zem. Đây là đơn vị đo độ dày của tôn, zem càng lớn, tôn càng dày thì độ bền càng lớn. Với các loại tôn trên thị trường hiện nay thường được sản xuất với độ dày từ 2 – 5zem tùy từng loại.
Những lưu ý khi sử dụng mái tôn
Trong quá trình lựa chọn và sử dụng mái tôn, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Mái tôn là vật liệu hấp thụ và tỏa nhiệt nhanh nên khi xây nhà bằng mái tôn thay vì mái bằng, để giảm nhiệt bạn có thể đổ mái bằng và lợp thêm tôn – Xem thêm bài “Các phương thi công mái tôn: Kích thước tấm lợp “
- Đồng thời thiết kế và thi công mái tôn cách trần khoảng 50 cm để khí nóng lưu thông tốt hơn. Và đặc biệt bạn phải chú ý đến độ dốc của mái tôn đúng tiêu chuẩn kỹ thuật để không bị dột, bạn có thể tham khảo thêm bài viết cách tính độ dốc của mái tôn.
- Nếu nhà bạn không có mái bằng thì nên sử dụng tôn cách nhiệt hoặc tôn lạnh.
- Điều kiện thời tiết bất thường như mưa bão, sấm sét hay tác động mạnh lên mái tôn có thể gây khó chịu cho gia chủ. Xem thêm bài viết: Chống bão, chống sét cho mái tôn.
- Trên thị trường có rất nhiều loại mái tôn giá rẻ, thường giá rẻ sẽ đi kèm với chất lượng hoặc tuổi thọ không cao. Vì vậy, khi lựa chọn tôn làm mái nhà, các gia đình nên cân nhắc kỹ lưỡng.
Tổng hợp bởi: https://thanhhieuweb.com